Bệnh khô chân ở gà là bệnh thường gặp ở gà, biểu hiện là gà ủ rũ, mặt trắng nhợt, chân teo lại nhưng vẫn ăn uống bình thường, lâu dần gà gầy đi và chết dần chết mòn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ lây lan sang cả đàn gà sẽ rất khó điều trị.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh gà bị khô chân:
Bệnh gà bị khô chân thường xảy ra trong 2 giai đoạn: Gà vừa mới nở và khi gà đã trên 1 kg. Tuy nhiên, trường hợp gà bị khô chân ngay từ lúc mới đẻ ra thường hiếm gặp hơn. Gà trưởng thành thường mắc nhiều loại bệnh có triệu chứng khô chân như: thương hàn, ỉa chảy…
Bệnh gà bị khô chân ngay lúc mới nở:
Có khá nhiều trường hợp gà con ngay từ khi mới nở đã gặp phải tình trạng bị khô chân. Nguyên nhân chủ yếu cảu bệnh gà khô chân là do mật độ úm gà quá đông, gà thiếu nước uống hoặc thiết kế máng nước gây khó khăn cho gà con uống.
Khi gặp phải những trường hợp như thế này, nếu gà không có bất kì dấu hiệu bệnh nào khác, bạn chỉ cần bố trí lại mật độ úm gà cho hợp lý, tăng cường nước uống cho gà, thiết kế lại máng uống phù hợp. đặc biệt, vào mùa khô, nắng nóng, cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng bằng cách dùng vòi xịt tạo hơi nước, khiến cho gà không bị mất nước nhanh.
Bệnh gà bị khô chân lúc trưởng thành
Khi gà trên 1kg, nếu gà có biểu hiện bị khô chân thì các bạn cần chú ý để bổ sung nước uống cho gà. Hoặc rất có thể chú gà của bạn đang bị mắc một số bệnh khác như: thương hàn, ỉa chảy, gà rù…
Bạn cần chú ý đến những biểu hiện kèm theo, xem gà có ủ rũ, bỏ ăn không, ỉa chảy ra phân trắng không, hoặc có hay bị xù lông không? Bởi rất có thể chú gà của bạn đang mắc phải một số bệnh nguy cấp. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể khiến gà bị chết.
Cách chữa trị bệnh gà khô chân hiệu quả:
Chữa trị bệnh gà khô chân với gà con, chỉ cần cho chúng uống đủ nước là được. Còn với gà đã trưởng thành, cần xem xét đầy đủ những triệu chứng kèm theo để chữa trị kịp thời:
– Trước tiên, nhanh chóng cách ly những con thấy có biểu hiện của bệnh để tiện theo dõi và chữa trị hơn.
– Dọn vệ sinh tổng thể chuồng trại, khử trùng, dọn sạch chất độn cũ và thay bằng chất độn mới.

– Đối với những con khỏe mạnh còn lại, cho chúng ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm kháng sinh Enrosepty-L.A và các chất điện giải để giúp gà khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và chống lại vi khuẩn tiềm ẩn mầm bệnh.
– Với những con gà có biểu heinej bệnh, cần theo dõi kĩ càng, sử dụng chất điện giải và kháng sinh để giúp gà khỏe mạnh hơn.
– Sử dụng thuốc Dizavit-plus 2g/lít nước liên tục trong 5 ngày đêm. Cùng với đó, cho chúng uống thêm kháng sinh: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col 1g/lít nước hoặc Pharcolivet 10g/2,5 lít nước, liên tục trong 5 ngày đêm để có thể khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
– Nếu bệnh có xu hướng nặng hơn, cần ghi lại tất cả các triệu chứng của bệnh, đến cơ sở thú y gần nhất để hỏi và mua thuốc đúng bệnh.
Bệnh gà khô chân không hề nguy hiểm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hãy chú ý chăm sóc và rèn luyện chiến kê của bạn một cách cẩn thận và tỉ mỉ nhất có thể vì chúng chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu!
Trên đây là cách phòng tránh và chữa bệnh khô chân ở gà hiệu quả nhất mà mayaptrungcaocap.com tổng kết được. Chúc bà con áp dụng và thành công!