Nhiều bạn có gửi câu hỏi gà bị lên đờm sùi bọt mắt nhưng không biết chữa trị sao cho khỏi hẳn, đã thử dùng 1 số loại thuốc nhưng không hiệu quả. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho em em cách chữa hiệu quả chỉ sau vài ngày.
Cách điều trị bệnh lên đờm và sùi bọt mắt ở gà
Đối với gà bị bọt mắt anh em có thể hàng ngày pha muối loãng để vệ sinh và rửa mắt cho gà sau đó lấy thuốc tra mắt dạng mỡ loại tê ta xi lin bôi cho nó 2-3 lần/ngày khoảng 2-3 ngày là khỏi.

Đối với gà bị lên đờm thì tuy theo mức độ nặng nhẹ để điều trị. Có thể dùng Tylosin 5ml mua ở hiệu thuốc thú y, thuốc đặc trị của công ty thuốc thú y trung ương 1 (TW1). Mỗi ngày tiêm 1 lần 1 ml, tiên làm 2 ngày. Nếu cho uống chia làm 2 lần trong 2 ngày, mỗi ngày cho uống 2,5 ml là ok.
Hoặc có thể sử dụng thuốc hen P/H (Bán tại các nhà thuốc tây của đông dược Phúc Hưng) cho uống 5 ml, ngày 2 lần cũng khỏi.
Hoặc
+ Sử dụng ngay khánh sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli. Các chế phẩm BIO-SPIRACOL, BIO-TYLANFORT rất được ưa chuộng đễ điều trị thể kết hợp này.
Dùng chất điện giải: BIO VITA-ELECTROLYTES, BIO-VITASOL hoặc BIO-C.ELECTROLYTES và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn gà.
+ Đối với các vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên, nên chuyển qua sử dụng BIO-TOBCINE,BIO-MARCOSONE, BIO-GENTA-TYLOSIN để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên đồng thời pha nước cho uống BIO-BROMHEXINE.
Phòng bệnh lên đờm và sùi bọt mắt ở gà hiệu quả
+ Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
+ Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố
quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản… Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
+ Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.
+ Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
+ Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
+ Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…