• Skip to primary navigation
  • Skip to main content

Máy Ấp Trứng Cao Cấp

Ấp Từ 10 - 100 Trứng Tự Động

  • Trang Chủ
  • Kỹ Thuật Ấp Trứng
  • Trứng Bồ Câu Giả
  • Đặt Hàng
  • Hướng Dẫn

Cách nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

04/26/2018 by Máy Ấp Trứng Ánh Dương

Những loại gia cầm đẻ trứng như gà, vịt, bồ câu trong quá t rình đẻ trứng rất nhạy cảm, chỉ cần chăm sóc không đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng giảm đẻ, trứng mỏng vỏ, chất lượng trứng kém,…tỷ lệ ấp nở kém.

Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất đẻ trứng và chất lượng trứng gia cầm

Cách nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm
Cách nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

Tuổi của đàn gà liên quan đến tỷ lệ đẻ trứng

Sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đến đỉnh cao khoảng 90% ở 6-8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng sẽ giảm xuống còn khoảng 65%, sau 12 tháng đẻ.

Thay lông

Thay lông là quá trình tự nhiên của sự rụng lông và tái phát triển lông mới của gia cầm. Giai đoạn thay lông gia cầm mái chuyển protein và năng lượng vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông, để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.

Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

Gia cầm đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16 giờ, để duy trì sản xuất trứng. Nếu thời gian chiếu sáng giảm, gia cầm không ăn, dẫn đến sản lượng trứng thấp. Bổ sung thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Đèn nên được kiểm tra thường xuyên và làm sạch để không bị mờ.

Thiếu thức ăn làm giảm năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

Nếu gia cầm đẻ không ăn trong vài giờ, sự suy giảm sản lượng trứng sẽ xảy ra ngay (nhất là trường hợp bị mất điện đột ngột vào ban đêm).

Cách nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm
Cách nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

Thiếu nước

Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng của quả trứng. Việc thiếu nước trong vài giờ có thể sẽ làm giảm sản lượng trứng. Do đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho gia cầm mọi lúc.

Sự thiếu hụt CALCI (Ca)

Ca không được cung cấp đầy đủ, lượng Ca dự trữ bị cạn kiệt sẽ giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi.

Kích cỡ hạt Ca lớn, nên chiếm khoảng 1/3 tổng lượng Ca trong thức ăn để được giữ lại lâu hơn ở đường tiêu hóa trên. Giúp nguồn Ca được giải phóng từ từ và liên tục để hình thành vỏ trứng.

Sự thiếu hụt phốt pho (P) làm giảm năng suất đẻ và chất lượng trứng gia cầm

Sự mất cân bằng của Ca va P sẽ cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp. Đối với gà đẻ giai đoạn sản xuất trứng tỷ lệ Ca/P là 12Ca/1P (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ).

Thiếu Vitamin D

Nếu thiếu vitamin D3 thì sẽ giảm hấp thu Calci dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng trứng. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cần bổ sung vào thức ăn chế phẩm BIO-PREMIX 12 để kéo dài thời gian đẻ, đẻ nhiều, trứng to.

Sự dư thừa và thiếu muối

Dư thừa muối sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy phân lỏng và ướt. Thiếu muối sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau và giảm sản lượng trứng.

Trong bột cá, bột gluten bắp, bột thịt, bột whey và bột hướng dương chứa hàm lượng natri cao. Khi các thành phần này được sử dụng thì lượng muối bổ sung vào thức ăn phải giảm xuống. (tỷ lệ muối trong thức ăn khoảng 0,3 – 0,5%)

Protein và Axít Amin giảm tỷ lệ đẻ trứng và chất lượng trứng

Gia cầm không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. Methionine và lysine là hai axit amin thường thiếu trong khẩu phần khi gà, vịt, cút bắt đầu đẻ, vì vậy phải cung cấp chế phẩm BIO SUPER EGG- PROMOTER vào thức ăn cho gia cầm để cải thiện tỷ lệ đẻ và khả năng ấp nở.

Độc tố nấm

Độc tố mycotoxin trong thức ăn sẽ gây cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa của một số chất dinh dưỡng đồng thời gây thiếu hụt calci và vitamin D3. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng. Không nên lưu trữ thức ăn trong trại lâu hơn hai tuần, vì có thể bị mốc. Nếu thức ăn bị ướt, cần loại bỏ. Hàng tuần nên cho gia cầm uống BIO-SORBITOL B12 để tăng khả năng giải độc cho gan, thận.

Stress làm con mái giảm hiệu suất đẻ trứng và chất lượng trứng kém

Gia cầm đẻ rất nhạy cảm với stress và thường đáp ứng bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần ngăn chặn mèo, chuột và các động vật khác vào chuồng vì dễ làm cho gia cầm hoảng sợ.

Nhiệt độ chuồng nuôi cao: Gia cầm thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Suy giảm hệ thống miễn dịch dễ bị chết đột ngột. Gia cầm mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm tỷ lệ đẻ trứng và chất lượng trứng kém, chúc bà con chăn nuôi thành công!

Filed Under: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi

© COPYRIGHT © 2017. ALL RIGHTS RESERVED.

Máy Ấp Trứng Ánh Dương - ĐỊA CHỈ CƠ SỞ 2: Đại Tân, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định - ĐT: 0913.643.236 - 0986.999.326

DMCA.com Protection Status