Các triệu chứng bệnh nấm họng ở gà chọi theo thứ tự từ miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến đến ruột.
Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng (hơi thở hôi), miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.
Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Ủ rũ, giảm ăn, diều tăng sinh dày lên, các thức ăn trong diều bị nén chặt lại, dích lại.
Dạ dày tuyến: sưng hoặc xuất huyết niêm mạc? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng?
Ruột: Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.
Cách chữa trị bệnh nấm họng ở gà chọi như sau:
Anh em dụng cọ cọ sạch các mảng bám bẩm trên họng con gà của mình rồi dùng muối sinh lý rửa qua.
Tiếp theo anh em dùng thuốc xanh-tylen bôi vào chỗ bị nấm họng.
Tiếp theo cho uống thuốc đậu gà đảm bảo sẽ khỏi 100%.
Trong quá trình điều trị anh em nhớ bổ trợ thêm thuốc bổ như men visinh, điện giải giúp gà khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để hấp thụ thuốc thật tốt.

Cách phòng tránh và hạn chế hiện tượng gà bị nấm họng
Để tránh bị nấm họng ae lưu ý chịu khó vệ sinh máng ăn, máng uống, cho ăn dứt điểm đừng để thức ăn rơi vãi gà bới ăn dễ tái phát.
Trên đây là chia sẻ về cách chữa bệnh nấm họng ở gà chọi mà tôi đã sưu tầm được và đã áp dụng thành công trên rất nhiều trường hợp khác nhau. Chúc anh em áp dụng thành công!
Ngoài ra nếu anh em nào đang đúc gà muốn tỷ lệ ấp nở cao nhất nên tìm hiểu máy ấp trứng Ánh Dương ấp từ 10 – 100 trứng cực kỳ hiệu quả.
– Bài viết nhiều người quan tâm:
>>> Cách nuôi gà mái đẻ nhiều trứng hiệu quả
>>> Cách nuôi gà con từ ngày 1 – 21 ngày tuổi